Tác giả NIIT - ICT HANOI
Ngày đăng 06/ 11/ 2019
Bình luận 0 Bình luận
Trong bài hướng dẫn tự học về Javascript này, bạn sẽ tìm hiểu làm thế nào để điều khiển hoặc thực hiện các hoạt động trên biến và giá trị bằng cách sử dụng Toán tử.
Toán tử trong JavaScript
Toán tử là các ký hiệu hoặc từ khóa báo cho JavaScript Engine thực hiện một số loại hành động cụ thể.
Ví dụ: Ký hiệu phép cộng (+) là toán tử báo cho công cụ JavaScript cộng giá trị của hai biến, trong khi các ký hiệu bằng (==), lớn hơn (>) hoặc nhỏ hơn (<) là các toán tử cho biết JavaScript Engine cần phải so sánh hai biến hoặc giá trị, v.v.
Các phần sau đây mô tả các toán tử khác nhau được sử dụng trong JavaScript.
Các toán tử số học được sử dụng để thực hiện các hoạt động số học phổ biến, chẳng hạn như cộng, trừ, nhân, v.v ... Xem danh sách đầy đủ các toán tử số học của JavaScript qua ví dụ sau:
var x = 10;
var y = 4;
// Phép cộng
alert(x + y); // 0utputs: 14
// Phép trừ
alert(x - y); // 0utputs: 6
// Phép nhân
alert(x * y); // 0utputs: 40
// Phép chia
alert(x / y); // 0utputs: 2.5
// Phép chia lấy phần dư
alert(x % y); // 0utputs: 2
Các toán tử gán được sử dụng để gán giá trị cho các biến. Xem cách hoạt động của các toán tử này qua ví dụ sau:
var x; // Khai báo biến x
x = 10;
alert(x); // Outputs: 10
x = 20;
x += 30;
alert(x); // Outputs: 50
x = 50;
x -= 20;
alert(x); // Outputs: 30
x = 5;
x *= 25;
alert(x); // Outputs: 125
x = 50;
x /= 10;
alert(x); // Outputs: 5
x = 100;
x %= 15;
alert(x); // Outputs: 10
Có hai toán tử cũng có thể được sử dụng cho chuỗi đó là + (nối chuỗi) và += (nối chuỗi và gán).
Hãy xem cách hai toán tử này hoạt động như sau:
var str1 = "Hello";
var str2 = " World!";
// Nối chuỗi str1 với str2
// Lưu ý: Chúng ta có cả khoảng trắng trong str2
alert(str1 + str2); // Outputs: Hello World!
// Nối chuỗi str1 với str2 và gán chuỗi mới cho str1
str1 += str2;
alert(str1); // Outputs: Hello World!
Các toán tử tăng / giảm trong Javascript được sử dụng để tăng giảm giá trị của biến lên hoặc xuống 1 đơn vị.
var x; // Khai báo biến x
x = 10;
alert(++x); // Outputs: 11
alert(x); // Outputs: 11
x = 10;
alert(x++); // Outputs: 10
alert(x); // Outputs: 11
x = 10;
alert(--x); // Outputs: 9
alert(x); // Outputs: 9
x = 10;
alert(x--); // Outputs: 10
alert(x); // Outputs: 9
Khi sử dụng toán tử ++ hoặc -- trong các biểu thức toán học chúng sẽ hoạt động tùy theo toán tử đứng trước hay đứng sau biến.
Ví dụ 1:
var a = 2;
var b = 3;
// Thử nghiệm đặt toán tử ++ sau biến
alert(a + b++); // Kết quả: 5
alert(b); // Kết quả: 4
Ví dụ 2:
var a = 2;
var b = 3;
// Thử nghiệm đặt toán tử ++ sau biến
alert(a + ++b); // Kết quả: 6
alert(b); // Kết quả: 4
Ví dụ 3:
var a = 2;
var b = 3;
// Thử nghiệm đặt toán tử -- sau biến
alert(a + b--); // Kết quả: 5
alert(b); // Kết quả: 2
Ví dụ 4:
var a = 2;
var b = 3;
// Thử nghiệm đặt toán tử ++ trước biến
alert(a + --b); // Kết quả: 4
alert(b); // Kết quả: 2
Qua 4 ví dụ về sử dụng toán tử tăng giảm trong biểu thức bạn có thể thấy.
Quá trình thực hiện phép tính trong biểu thức được thực hiện từ trái sang phải.
Do đó, nếu bạn đặt biểu thức tăng giảm trước biến, nó sẽ thực hiện tăng giảm giá trị của biến trước rồi lấy giá trị sau khi tăng / giảm để tính toán.
Ngược lại, nếu bạn đặt biểu thức tăng giảm sau biến, Javascript Engine sẽ thực hiện lấy giá trị hiện tại của biến để tính toán, sau đó mới thực hiện tăng / giảm biến.
Các toán tử logic thường được sử dụng để kết hợp các câu điều kiện.
- Toán tử &&: Toán tử quan hệ AND
Ví dụ: x && y trả về giá trị true nếu cả hai điều kiện true
- Toán tử ||: Toán tử quan hệ OR
Ví dụ: x || y trả về giá trị true nếu 1 trong 2 điều kiện true. Ngược lại thì trả về false
- Toán tử !: Toán tử quan hệ NOT
Ví dụ: !y trả về giá trị true nếu không phải là y
Ví dụ bài toán kiểm tra 1 năm có phải là năm nhuận hay không bằng Javascript:
var year = 2018;
// Năm nhuận chia hết cho 400 và 4 nhưng không chia hết cho 100
if((year % 400 == 0) || ((year % 100 != 0) && (year % 4 == 0))){
alert(year + " là năm nhuận.");
} else{
alert(year + " không phải năm nhuận.");
}
Các toán tử so sánh trong Javascript được sử dụng để so sánh hai giá trị giống như toán học và trả về giá trị Boolean.
Xem ví dụ sau để biết cách hoạt động của các toán tử so sánh:
var x = 25;
var y = 35;
var z = "25";
alert(x == z); // Outputs: true
alert(x === z); // Outputs: false
alert(x != y); // Outputs: true
alert(x !== z); // Outputs: true
alert(x < y); // Outputs: true
alert(x > y); // Outputs: false
alert(x <= y); // Outputs: true
alert(x >= y); // Outputs: false
Như vậy qua bài này bạn đã biết được cách các Toán tử trong Javascript hoạt động như thế nào.
Có lẽ có một ít rắc rối ở toán tử tăng / giảm nhưng mình nghĩ với 4 ví dụ ở trên bạn có thể hiểu khá là rõ ràng về chúng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì vui lòng để lại bình luận bên dưới. Mình sẽ trả lời bạn. Chúc bạn học Javascript thật tốt.