Tư vấn hỏi đáp

Lập trình viên quốc tế là gì?

  • Tác giả NIIT - ICT HANOI

  • Ngày đăng 22/ 05/ 2018

  • Bình luận 0 Bình luận

Lập trình viên quốc tế có thể hiểu đơn giản là lập trình viên có kiến thức, kỹ năng được công nhận theo thang đo chất lượng lập trình viên của quốc tế.

 

Lập trình viên quốc tế là gì?

 

Để hiểu rõ về Lập trình viên quốc tế thì bạn phải hiểu:

 

1. Lập trình viên là gì?

 

Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và phát triển các sản phẩm là các chương trình máy tính (phần mềm).

 

2. Lập trình viên quốc tế là gì?

 

Đơn giản Lập trình viên Quốc tế là lập trình viên có thể làm việc cho các công ty quốc tế.

 

Mà để làm được điều này thì kiến thức, kỹ năng và khả năng ngoại ngữ của bạn phải đạt yêu cầu của họ.

 

Và phương pháp dễ dàng nhất là hoàn thành một chương trình đào tạo lập trình viên đã được công nhận rộng rãi trên thế giới như các chương trình đào tạo bản quyền (từ NIIT Ấn Độ) của NIIT - ICT Hà Nội.

 

3. Lập trình viên tạo ra các phần mềm như thế nào?

 

Bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình kết hợp với một số công nghệ liên quan (tạo thành bộ công nghệ - Tech Stack)

 

Cổ điển: Pascal, C, Visual Basic...

 

Ngôn ngữ lập trình phổ biến phía Back - end: Java, PHP, Python, C#, C++...

 

Phía Front-end: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, Ngôn ngữ "làm đẹp" CSS, ngôn ngữ lập trình đa nền tảng (cross-platform) tạo các tương tác phía người dùng (client-side) như Javascript, và nhiều ngôn ngữ front-end khác (Angular JS, Vue JS,...)

 

Các lập trình viên sử dụng chúng để viết các chương trình, định nghĩa cách chúng hoạt động, cách chương trình tương tác, tính toán và xuất kết quả...

 

4. Để trở thành lập trình viên cần có những yếu tố nào?

 

Yếu tố #1: Tư duy logic

 

Tính logic là quan trọng nhất trong lập trình, vì thế tư duy logic tốt sẽ giúp lập trình viên viết chương trình tốt. Tư duy logic tốt cũng giúp họ không bị rối khi sửa lỗi các chương trình.

 

Yếu tố #2: Tiếp cận vấn đề theo tuần tự và chi tiết

 

Xây dựng các chương trình cần xây dựng tất cả các vấn đề từ nhỏ đến lớn, từng chi tiết nhỏ phải được giải quyết để xây dựng tổng thể một bài toán "có thể chạy được".

 

Yếu tố #3: Biết phối hợp vì mục tiêu chung của nhóm

 

Lập trình là cần phải giải quyết rất nhiều việc, có những dự án lớn một người không thể hoàn thành đúng thời hạn khách hàng yêu cầu. Do đó, làm việc cùng với nhóm là thường xuyên. Nếu không biết phối hợp nhóm tốt thì công việc càng trì trệ, khó giải quyết.

 

Yếu tố #4: Khả năng chịu áp lực công việc

 

Lập trình là công việc bạn phải luôn tập trung và thường chỉ có máy tính làm bạn. Áp lực công việc từ nhiều phía (Sếp, Khách hàng, Tester,...). Và trong khi dự án sắp đến hạn mà còn có rất nhiều vấn đề chưa tối ưu, khách hàng bất chợt "Chỉnh sửa tý" thì bạn sẽ thường xuyên muốn phát hỏa vì công việc.

 

Yếu tố #5: Kiên nhẫn

 

Lập trình thường xuyên gặp vấn đề mới, khó giải quyết là chuyện bình thường.

 

Và thực sự, máy tính rất là ngu ngốc. Nó sẽ không thể hiểu nếu bạn mô tả nhiệm vụ một cách hời hợt.

 

Không có chuyện nói: "Hãy tính tổng 2 số a và b đi" là máy tính có thể làm được.

 

Mà bạn phải nói rất là chi tiết cho nó, ví dụ minh họa như thế này:

 

1. Khai báo biến a, b có kiểu dữ liệu là int

2. Tạo ra một hàm tính tổng a + b

3. Trả về / in ra giá trị tong = a + b

4. Gọi chương trình tính tổng và truyền đối số vào

...

 

Và đằng sau đó là rất nhiều code.

 

Thậm chí, bạn còn phải thường xuyên tìm giải pháp giải quyết, gỡ lỗi trong hàng ngàn dòng code.

 

Phải thật kiên nhẫn mới có thể tìm ra đấy.

 

Yếu tố #6: Khả năng tự học tốt

 

Vấn đề ở đây là doanh nghiệp chỉ cần lợi nhuận. Do đó, chỉ cần có dự án là doanh nghiệp sẽ nhận, bất kể nhân viên của mình trước đó có biết làm hay không.

 

Do đó, khi bắt đầu dự án mới thường sẽ được training (đào tạo) công nghệ 1 - 2 tuần.

 

Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ để giải quyết dự án. Bạn sẽ cần phải tự học thêm kiến thức để có thể hoàn thành dự án đúng hạn.

 

Khó khăn, yêu cầu cao là vậy nhưng lập trình viên được trả công rất xứng đáng.

 

Nếu nói về lương, lập trình viên tại Việt Nam có kinh nghiệm 1-2 năm thì có mức lương trung bình là 9 -15 triệu.

 

Nếu kỹ năng tốt và kinh nghiệm nhiều hơn thì mức lương sẽ cao hơn.

 

Mức lương 1000$ - 2000$ là có thể đạt được. Ở mức lương này thường bạn sẽ ở vị trí Team leader và các vị trí quản lý khác...

 

Hơn nữa, trở thành lập trình viên thì có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài rất cao. 

 

> Tham khảo: LƯƠNG LẬP TRÌNH VIÊN (Việt Nam)

 

5. Lập trình viên làm công việc gì?

 

Có rất nhiều công việc mà lập trình viên có thể làm. Chỉ cần công việc nào cần sử dụng đến máy tính, phần mềm,... Tuy nhiên, chúng ta sẽ tổng hợp lại thành các nhóm công việc như sau:

 

    + Thiết kế, lập trình website

    + Lập trình ứng dụng di động trên Android, iOS

    +  Lập trình phần mềm trên PC (Windows, Linux,...)

    ...

 

Đây là những công việc đã được gộp lại chung. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng nhóm thì có vô vàn vị trí khác nhau theo từng thị trường, chức năng... ví dụ:

 

    + Trong thiết kế lập trình website: Website thương mại điện tử, website Wordpress, Website bằng ngôn ngữ PHP, Webstie bằng ngôn ngữ Java, Webstie bằng ASP.NET,...

 

    + Trong lập trình ứng dụng di động: Lập trình ứng dụng web, game, phát triển ứng dụng di động internet of Things (IoT), ...

 

    + Lập trình phần mềm trên PC: Game PC, ứng dụng, tiện ích, phần mềm giải pháp (ERP, HR, phần mềm kế toán, phần mềm tính lương....)

 

Các bạn thấy không, lập trình là lĩnh vực rất rộng lớn và có rất nhiều cơ hội cho các bạn.

 

6. Làm thế nào để trở thành lập trình viên Quốc tế?

 

Để trở thành lập trình viên Quốc tế, đầu tiên các bạn phải hoàn thành một chương trình đào tạo về lập trình viên đã được quốc tế công nhận. Ví dụ như Chương trình đào tạo LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ tại NIIT - ICT Hà Nội.

 

Chương trình đào tạo này là chương trình bản quyền của Học viện NIIT Ấn Độ (Học viện đào tạo CNTT số 1 Châu Á), đã được rất nhiều công ty phần mềm lớn trên thế giới công nhận.

 

Tiếp theo là phải có kỹ năng tiếng Anh giao tiếp trong công việc, tiếng Anh chuyên ngành CNTT (Chứng chỉ IELTS, TOEFL, hoặc TOEIC...)

 

Sau đó nếu bạn nên thi lấy chứng chỉ uy tín của các tập đoàn lớn như Microsoft, Oracle, ... hoặc là chứng chỉ chuẩn năng lực kỹ sư CNTT...

 

Đạt được các chứng nhận của tổ chức uy tín trên thế giới là bạn đã có thể gia nhập rất nhiều công ty lớn hoặc bạn có thể tự xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình...

 

Nếu bạn yêu thích và muốn trở thành lập trình viên quốc tế, hãy hành động ngay hôm nay!