Cẩm nang học viên

Lập trình viên cần học những gì? những kĩ năng mềm cần có

  • Tác giả sp Admin

  • Ngày đăng 17/ 10/ 2022

  • Bình luận 0 Bình luận

“Lập trình viên cần học những gì?” là câu hỏi mà chúng tôi nhận được liên tục trong thời gian gần đây. Hiểu được băn khoăn của những lập trình viên tương lai, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết.

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\pasted image 0.jpg

Lập trình viên cần học những gì?

Công nghệ, lập trình

Đáp án đầu tiên của câu hỏi: “Lập trình viên cần học những gì?” đó chính là công nghệ, lập trình. Tức là, trước khi bắt đầu phát triển chuyên môn sâu, lập trình viên cần kiến thức cơ bản về công nghệ, lập trình. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\nganh-cong-nghe-thong-tin.jpg

Lập trình viên cần có kiến thức cơ bản về công nghệ, lập trình

Khi trở thành lập trình viên chuyên nghiệp, ngoài viết, bạn cần có kỹ năng phân tích, đánh giá chất lượng dòng code. Bạn cũng sẽ tiến bộ mỗi ngày và hoàn thiện hơn nếu viết code thường xuyên. 

Công nghệ ngày càng phát triển, theo đó, những phần mềm mới và hiện đại cũng lần lượt ra đời. Vì vậy, để không bị bỏ lại phía sau và trở thành lập trình viên giỏi, bạn phải thường xuyên cập nhật xu hướng mới về công nghệ, lập trình. 

Tư duy toán học, logic

Lập trình viên cần có tư duy toán học, logic để có thể hiểu và tạo nên những đoạn mã code hay thuật toán cơ bản đến nâng cao. Tư duy toán học sẽ giúp lập trình viên có thể áp dụng nhanh chóng vào việc lập trình và tạo nên những phần mềm tối ưu. 

Đối với mỗi lập trình viên, tư duy logic là cần thiết. Tư duy logic sẽ giúp lập trình viên giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách khoa học, dễ dàng và hiệu quả. Những lập trình viên tư duy logic có khả năng tạo nên những đoạn code “thần sầu” khi chọn được phương án phù hợp.  

Ngôn ngữ lập trình

Đáp án tiếp theo của câu hỏi: “Lập trình viên cần học những gì?” đó là ngôn ngữ lập trình. Càng biết nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ giúp lập trình viên có thật nhiều cơ hội và thể hiện hoàn hảo những gì mình nghĩ. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\Ngon-Ngu-Lap-Trinh-La-Gi-Cac-Loai-Ngon-Ngu-Lap-Trinh-Hien-Nay.jpg

Lập trình viên nên biết nhiều ngôn ngữ lập trình 

Trong chương trình giảng dạy của những trường đại học đào tạo lập trình viên đều có nhiều ngôn ngữ lập trình. Một số ngôn ngữ lập trình mà lập trình viên nhất định phải biết gồm: PHP, Java, JavaScript, Python, C, C#, C ++, Pascal, …

Ngoại ngữ

Lập trình viên nên trau dồi ngoại ngữ, trong đó, tiếng Anh là quan trọng hơn cả. Nhiều bạn nghĩ rằng, ngoại ngữ không quan trọng đối với lập trình viên. Thế nhưng, thực tế, việc trau dồi ngoại ngữ là cần thiết đối với lập trình viên chuyên nghiệp ở tất cả các mảng (web, mobile, lập trình nhúng,…). 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\english-course-930x620-1.jpg

Lập trình viên nên trau dồi ngoại ngữ để dễ dàng đọc & hiểu tài liệu trên Google

Thế giới công nghệ số thay đổi từng ngày, lập trình viên sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập và phát triển chuyên môn nếu hạn chế về ngoại ngữ. Do đó, lập trình viên nên học ngoại ngữ để có thể dễ dàng tra cứu, đọc & hiểu tài liệu trên Google. 

Nếu muốn tham gia vào các dự án lớn thuộc công ty nước ngoài, lập trình viên nên chuẩn bị cho mình “kha khá” vốn ngoại ngữ. Lập trình viên sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để tạo nên những đoạn code “xịn – mịn”, đồng thời cảm thấy tự tin khi ứng tuyển vào bất cứ công ty nước ngoài nào.  

Một số kỹ năng mềm lập trình viên cần có 

Kỹ năng mềm giúp lập trình viên tương tác nhóm hiệu quả hơn. Một số kỹ năng mềm mà lập trình viên nên có bao gồm: kỹ năng lắng nghe hiệu quả, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự học, teamwork và kiểm soát cảm xúc cá nhân. 

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe là kỹ năng mềm rất quan trọng đối với mỗi lập trình viên chuyên nghiệp. Ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có những nhiệm vụ và quan điểm khác nhau. Cho nên, trước khi trình bày ý kiến, bạn nên học cách lắng nghe đóng góp của những thành viên khác. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\1642389155161-bieu-hien-su-lang-nghe-1024x797 (700 x 400).jpg

Lắng nghe là kỹ năng mềm rất quan trọng đối với mỗi lập trình viên chuyên nghiệp 

Không chỉ hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người khác, lắng nghe sẽ giúp lập trình viên có thêm ý tưởng độc đáo. Những nguyên tắc “vàng” để lắng nghe hiệu quả mà lập trình viên nên biết: tập trung, không ngắt lời, thấu hiểu, không áp đặt, không phán xét,…

Phân tích và giải quyết vấn đề

Phân tích là nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh, cùng với đó là việc đặt ra hàng loạt câu hỏi để hiểu rõ hơn về vấn đề cần giải quyết. Trong khi đó, giải quyết vấn đề là đưa ra lựa chọn cuối cùng và tốt nhất để vấn đề được xử lý một cách triệt để. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\phân tích và giải uyết vấn đề.jpg

Phân tích và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng mà lập trình viên cần có

Thực tế, 100% công việc phát triển phần mềm là giải quyết các vấn đề. Những lập trình viên có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề tốt sẽ thuận lợi và thành công hơn trong công việc. Nếu không có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề, đó không phải là một lập trình viên chuyên nghiệp. 

Kỹ năng tự học

Tự học là quá trình tiếp thu kiến thức từ rất nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, giảng viên,… đến những trải nghiệm trong cuộc sống. Đây là kỹ năng quan trọng, giúp nâng cao chuyên môn, khám phá được năng lực, hoàn thiện bản thân và tăng năng suất làm việc.   

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\tự học.jpg

Lập trình viên cần kiên trì, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn 

Đối với lập trình viên, tự học sẽ giúp nâng cao khả năng tư duy, phân tích và phản biện để có thể hình thành những kiến thức hoàn toàn mới. Kỹ năng tự học còn giúp lập trình viên tự đánh giá về hạn chế của bản thân, từ đó tìm ra hướng khắc phục đơn giản, hiệu quả. 

Teamwork

Teamwork (làm việc nhóm) là kỹ năng rất quan trọng, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Một dự án có thể gồm nhiều thành viên, mỗi người sẽ đảm nhận vai trò khác nhau, tuy nhiên, để đến được thành công điều quan trọng chính là làm việc nhóm hiệu quả.

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\lam-the-nao-de-teamwork-hieu-qua.jpg

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng đối với mỗi lập trình viên

Một số kỹ năng teamwork mà lập trình viên tương lai cần nhớ đó là hòa nhập, giao tiếp, lắng nghe, quan sát, trình bày ý kiến, đàm phán và thuyết phục, giải quyết xung đột, quản lý thời gian và trách nhiệm công việc, đoàn kết và tạo niềm tin. 

Kiểm soát cảm xúc cá nhân

Hiểu đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng thông qua các phương diện như ngôn ngữ, thái độ, hành vi. Nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc cá nhân, bạn có thể thất bại trong giao tiếp, đàm phán, thậm chí ảnh hưởng đến những mối quan hệ đã từng tốt đẹp. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\quan-ly-cam-xuc_npyx.jpg

Lập trình viên cần học cách kiểm soát cảm xúc trong mọi trường hợp

Chẳng hạn, trong khi bạn toàn tâm toàn ý viết ra những đoạn code thì khách hàng lại không hài lòng và nói những lời khiến bạn tổn thương. Khi đó, bạn nên bình tĩnh, lắng nghe ý kiến, giải thích rõ ràng để khách hàng hiểu hoặc thay đổi những đoạn code tốt hơn. 

Những chú ý về sức khỏe đối với lập trình viên

Sức khỏe là vấn đề mà bất cứ ai cũng cần quan tâm, lập trình viên cũng không ngoại lệ. Một số bệnh thường gặp ở lập trình viên gồm: hoa mắt, cận thị, đau cổ/vai/gáy, đau thắt lưng, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, căng thẳng, trầm cảm, mất ngủ thường xuyên,… 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\dau-that-lung-1.jpg

Đau lưng là bệnh thường gặp ở lập trình viên 

Nếu có những thói quen như sử dụng chất kích thích, ăn uống không đúng giờ hay thức khuya, bạn nên từ bỏ càng sớm càng tốt. Sau những giờ code “điên cuồng”, hãy ăn uống lành mạnh, dành thời gian chơi thể thao để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Chuyên môn về kỹ thuật của lập trình viên 

Lập trình viên cần có những chuyên môn kỹ thuật nhất định. Dưới đây là thông tin chi tiết về chuyên môn kỹ thuật của lập trình viên theo từng mảng: mobile, embedded, web, desktop app. 

Mảng mobile

Lập trình viên mảng mobile sẽ viết phần mềm chạy trên điện thoại thông minh, phổ biến nhất là hệ điều hành Android và iOS. Đây là mảng khá “hot”, bởi vì, lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\lập trình viên mobile.jpg

Lập trình viên mảng mobile sẽ viết phần mềm chạy trên điện thoại thông minh

Nếu theo mảng mobile và chọn hệ điều hành Android, bạn cần học ngôn ngữ lập trình Java. Khi chọn iOS, bạn sẽ học về ngôn ngữ lập trình Objective-C (Obj-C). Một số công nghệ multi-platform giúp lập trình viên viết code đơn giản, nhanh chóng cho cả iOS và Android là Flutter hay React Native. 

Mảng embedded

Embedded (lập trình nhúng) là viết chương trình để chạy trong các thiết bị điện tử có thể chạm vào được, chẳng hạn như điện tử như: tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, điều hòa, robot, máy scan, máy fax, máy photocopy, lò vi sóng, thang máy, hệ thống định vị, thiết bị tự động,…

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\how-rtos-for-embedded-systems-powers-the-internet-of-things-featured01.jpg

Lập trình nhúng là viết chương trình để chạy trong các thiết bị điện tử

Lập trình nhúng là mảng khó, đòi hỏi lập trình viên phải có trình độ chuyên môn cao và liên quan đến mảng điện tử. Tuy nhiên, mảng này rất thú vị và lương cũng rất “ra gì và này nọ”. Nếu xác định theo mảng này, bạn cần học ngôn ngữ lập trình C, C++, Java, Python, Shell Script,…

Mảng desktop app 

Desktop app được quan tâm và có mức thu nhập được đánh giá là “ổn áp”. Đây là mảng thiết kế chương trình chạy độc lập trên máy tính xách tay hay máy tính để bàn. Lập trình viên mảng desktop app thường học các ngôn ngữ như: Python, C, C++, C#. 

Mảng web

Đối với mảng này, lập trình viên cần học rất nhiều ngôn ngữ khác nhau: Java, PHP, Python, Ruby, NodeJS,… Trong mảng web, có 3 hướng để bạn lựa chọn: Front-end, Back-end và Full Stack. 

C:\Users\TOSHIBA2\Desktop\VIID\Ảnh ICT\4884785-1200x800.jpg

Lập trình viên mảng web cần học rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau

Lập trình viên Front-end chuyên xử lý phía máy khách, tức là tập trung phát triển giao diện và trải nghiệm người dùng. Lập trình viên Back-end sẽ lập trình, xử lý phía máy chủ và lưu trữ dữ liệu. 

Lập trình viên Full Stack đa năng hơn, vừa có thể làm việc giống như lập trình viên Back-end phía máy chủ, vừa thông thạo ngôn ngữ Front-end để điều khiển nội dung xuất hiện phía máy khách. Bạn có thể tham khảo khóa học lập trình viên Full Stack với lộ trình bài bản, chuyên sâu cho người mới bắt đầu tại NIIT – ICT: https://niithanoi.edu.vn/hoc-lap-trinh.html

Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Lập trình viên cần học những gì?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại comment bên dưới để chúng tôi kịp thời giải đáp. Thường xuyên ghé thăm website để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về Công nghệ thông tin bạn nhé!