Tin tức tổng hợp

Tham Khảo Mẫu KPI Cho Lập Trình Viên Theo Các Vị Trí Khác Nhau 

  • Tác giả NIIT - ICT HANOI

  • Ngày đăng 25/ 10/ 2022

  • Bình luận 0 Bình luận

Kpi cho lập trình viên là yếu tố không thể thiếu của các nhân sự trong ngành lập trình. Nếu bạn là newbie và chưa biết lập KPI trong công việc lập trình của mình như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo các KPI phổ biến cho lập trình viên trong bài viết dưới đây. 

Lập trình viên là ai? 

Lập trình viên là danh từ dùng để chỉ những người tạo nên các chương trình máy tính, sáng tạo nên các phần mềm. Họ sử dụng các loại ngôn ngữ trong lĩnh vực lập trình kết hợp với các công cụ máy tính để tạo nên các chương trình hữu ích cho các nhóm đối tượng sử dụng nhất định.  

Lập trình viên - công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tư duy logic cao

Lập trình viên - công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tư duy logic cao 

Có rất nhiều vị trí trong lĩnh vực lập trình máy tính. Phổ biến nhất phải kể đến các vị trí như nhà phát triển phần mềm - Software Developer, kỹ sư phần mềm - Software Engineer, lập trình viên máy tính - Computer Programmer,...  

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, mỗi vị trí trên đều cần có một mẫu KPI cho lập trình viên. 

Kpi cho lập trình viên là gì? 

KPI là tên gọi tắt của Key Performance Indicator - chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của một cá nhân, doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu suất làm việc của nhân sự, ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống KPI bài bản. 

Sử dụng KPI để đo lường hiệu quả công việc 

Sử dụng KPI để đo lường hiệu quả công việc 

Vậy KPI cho lập trình viên là gì? Đây là bản mô tả yêu cầu công việc + chỉ tiêu cần đạt được cho các đầu mục công việc cụ thể mà lập trình viên cần đạt được. Một bản KPI hoàn chỉnh là yếu tố cần thiết trong quá trình làm việc của mỗi lập trình viên.  

Mô tả các đầu mục công việc phổ biến của một lập trình viên  

Rất nhiều người nghĩ rằng công việc của lập trình viên chỉ đơn thuần là viết code. Thực tế, các đầu mục công việc trong ngày của lập trình viên chuyên nghiệp rất đa dạng và cần đến nhiều kỹ năng khác nhau:  

- Phối hợp cùng các lập trình viên khác và nhân viên nghiên cứu thị trường để đưa ra bản mẫu thiết kế hoàn chỉnh của phần mềm 

- Tạo dựng các nguyên mẫu cơ bản nhất + bản mô tả chi tiết về chương trình 

- Dựa vào bản mô tả phần mềm đã thống nhất và sử dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp để tạo nên những đoạn code có khả năng thực thi cao 

- Hợp nhất các hướng giải quyết phần mềm thành một hệ thống bậc cao 

- Kiểm tra lỗi (Fix bugs) và chạy thử chương trình 

- Viết tài liệu hướng dẫn người dùng  

- Kiểm tra và nâng cấp phần mềm định kỳ để tạo nên trải nghiệm người dùng tốt hơn  

Các công việc đa dạng của một lập trình viên 

Các công việc đa dạng của một lập trình viên 

Mẫu KPI cho lập trình viên dựa trên các vị trí phổ biến nhất 

Mỗi vị trí trong ngành lập trình đều cần đến mẫu KPI khác nhau để đánh giá chất lượng và đảm bảo tiến độ công việc. Tham khảo ngay 3 mẫu KPI cho lập trình viên phổ biến nhất cho 3 vị trí khác nhau dưới đây:  

Mẫu KPI dành cho trưởng phòng IT 

  1. Tỷ lệ khắc phục sự cố kịp thời liên quan đến các hệ thống chung như server, chất lượng đường truyền, thiết bị kết nối mạng,... Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ khắc phục = Số lượng vấn đề giải quyết đúng hạn/Tổng lượng yêu cầu hỗ trợ trong tháng 

  1. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ người dùng. Thời gian hỗ trợ thành công trong vòng 24h. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ = Số lượng yêu cầu hỗ trợ đúng hạn/Tổng lượng yêu cầu hỗ trợ trong tháng 

  1. Số lượng sáng kiến đề xuất trong quý. Số lượng sáng kiến trong quý >= 1: xuất sắc. 

Số lượng sáng kiến trong quý = 0: trung bình. 

  1. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch nâng cấp đã đề ra. Tiêu chí này thường được đánh giá theo quý hoặc năm. 

Công thức tính tỷ lệ thực hiện nâng cấp= Số lượng hoạt động nâng cấp thực tế/Tổng lượng hoạt động nâng cấp trong kế hoạch100% 

  1. Tỷ lệ vi phạm các quy định vận hành và trong quy trình làm việc gây ảnh hưởng tới các bên liên quan. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá đúng tỷ lệ: 1 lần = 100%; 2 lần = 90%; > 2 lần = 74% 

  1. Tỷ lệ các sự cố xảy ra trong tháng liên quan liên quan đến hệ thống chung như server, đường truyền, thiết bị mạng,...  

Áp dụng tiêu chí đánh giá đúng tỷ lệ: 2 lần = 100%; 4 lần = 90%; > 6 lần = 74% 

Mẫu KPI dành cho chuyên viên quản trị mạng 

1. Tỷ lệ đường truyền mạng hoạt động ổn định trong tháng, giúp hỗ trợ hệ thống đo và cân. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá đúng tỷ lệ: 0 lần = xuất sắc; 1 lần = khá; 2 lần = trung bình; > 2 lần = yếu 

2. Tỷ lệ cung cấp hình ảnh tại camera theo yêu cầu của các bộ phận khác trong quá trình làm việc. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ cung cấp hình ảnh: Số lượng yêu cầu thực hiện thành công/Tổng lượng yêu cầu nhận được100% 

3. Tỷ lệ sai sót liên quan đến hệ thống bảo mật khi phân quyền. Tiêu chí này thường được đánh giá 6 tháng một lần. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá đúng tỷ lệ: 0 lần = xuất sắc; 1 lần = trung bình; > 1 lần = yếu 

4. Số lượng sáng kiến được áp dụng. Tiêu chí này thường được đánh giá theo quý. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá: 1 lần = xuất sắc; 0 lần= trung bình 

5. Mức độ duy trì hoạt động của website và khả năng khắc phục sự cố trong vòng 24h. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá: 0 lần = xuất sắc; 1 lần = trung bình 

6. Mức độ đảm bảo an toàn dữ liệu của hệ thống. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá dựa trên số lần mất dữ liệu: 0 lần = 100%; 1 lần = 80%; ≥ 2 lần 79% 

7. Tỷ lệ cung ứng dữ liệu theo yêu cầu. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá dựa trên số lần phàn nàn từ các bộ phận khác: 0 lần = xuất sắc;  1 lần = TB;  > 1 lần = yếu 

8. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ từ người dùng hệ thống. Thời gian quy định thường là 30 phút/người. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ = Số lượng hỗ trợ thực hiện đúng hạn/Tổng lượng yêu cầu hỗ trợ nhận được 

9. Tính số lỗi vi phạm cập nhật hồ sơ trang thiết bị. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá: 0 lỗi = xuất sắc; 1 lỗi = tốt; 2 lỗi = khá; 3 lỗi = trung bình; > 3 lỗi = yếu 

10. Tỷ lệ đáp ứng thành công yêu cầu hỗ trợ vận hành và đào tạo theo nhu cầu. Tiêu chí này thường được đánh giá theo quý. 

Công thức tính tỷ lệ đáp ứng yêu cầu hỗ trợ = Số lượng yêu cầu hỗ trợ thực hiện thành công/Tổng lượng yêu cầu hỗ trợ nhận được100% 

Mẫu KPI dành cho biên tập viên website và hỗ trợ vận hành hệ thống ERP 

1. Tỷ lệ thông tin được cập nhật trong vòng 24h sau khi nhận được yêu cầu. Tiêu chí này thường được đánh giá theo quý. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá: 1 lỗi chậm = 100%; 2 lỗi = 95%; 3 lỗi = 90%; > 4 lỗi = 80% 

2. Tỷ lệ khắc phục sự cố thông thường trong thời gian quy định. Tiêu chí này thường được đánh giá theo quý. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá: 1 lỗi chậm = 100%; 2 lỗi = 95%; 3 lỗi = 90%; > 4 lỗi = 80% 

3. Tỷ lệ hỗ trợ thành công các lỗi hệ thống trong thời gian quy định. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ hỗ trợ thành công = Số lượng hỗ trợ thực hiện thành công/Tổng lượng yêu cầu hỗ trợ phát sinh 

4. Tỷ lệ đáp ứng yêu cầu phân quyền truy cập + khai thác hệ thống cho người mới. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Áp dụng tiêu chí đánh giá:  

- Nếu có 1 nhân viên làm việc 3 ngày chưa có truy cập = 90% 

- Nếu có >1 nhân viên hoặc > 3 ngày chưa có truy cập = 74% 

5. Tỷ lệ cập nhật thành công liên quan đến người dùng mới. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Công thức tính tỷ lệ cập nhật thành công = Số lượng nhân viên được đào tạo thành công/Tổng lượng nhân viên hiện tại 

6. Tỷ lệ theo dõi + sắp xếp hồ sơ, tài liệu và tổ chức quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9000. Tiêu chí này thường được đánh giá theo tháng. 

Mẫu KPI cơ bản cho lập trình viên 

Mẫu KPI cơ bản cho lập trình viên 

Kết luận 

Hy vọng với bài viết trên bạn đã hiểu KPI cho lập trình viên là gì cũng như các yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một bản KPI hoàn chỉnh cho các vị trí trong ngành lập trình. Học cách xây dựng KPI cụ thể, rõ ràng, có tính thực tế cao sẽ giúp bạn đạt hiệu quả công việc tốt hơn trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào. 

Đăng bình luận