Tác giả NIIT - ICT HANOI
Ngày đăng 30/ 06/ 2018
Bình luận 0 Bình luận
Tất cả chúng ta đều chấp nhận rằng Kiểm thử là một phần quan trọng trong vòng đời phát triển phần mềm (SDLC).
Tuy nhiên, lý do có rất nhiều sản phẩm thất bại là một thực tế cho thấy việc tách biệt kiểm thử như một giai đoạn riêng biệt. Khi kiểm thử được coi là một 'giai đoạn' khác, việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này bị ảnh hưởng.
Các công ty cố gắng để thực hiện tất cả các loại thử nghiệm và cố gắng để kiểm tra sản phẩm của họ cho tất cả các phần có thể tại phần cuối của chu kỳ phát triển.
Điều này bị ảnh hưởng bởi thời gian chỉ còn rất ít cho đến khi bàn giao sản phẩm, cũng như những áp lực khác do đó kiểm thử không thể toàn vẹn.
Một sản phẩm chưa được kiểm thử hoàn toàn sẽ không đạt được yêu cầu về kiểm thử. Sẽ luôn luôn có những nghi ngờ về bảo mật, hiệu suất và chức năng của nó. Vậy các công ty này có thể làm gì để cải thiện quy trình thử nghiệm của họ?
Câu trả lời thực sự khá đơn giản.
Thay vì cố gắng thêm nhiều người thực hiển kiểm thử để kiểm tra tính hoàn chỉnh ngay trước khi khởi chạy sản phẩm, hãy lên kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến kiểm thử của bạn.
Trong khi lên kế hoạch cho các giai đoạn phát triển sản phẩm, hãy xác định các loại thử nghiệm bạn cần thực thi cho sản phẩm của mình. Sau đó, phân bổ thời gian và tài nguyên cụ thể để thực hiện các thử nghiệm liên quan đến các giai đoạn khác nhau.
Điều này cũng giúp xác minh và xác nhận sản phẩm, cũng như làm giảm đáng kể số lượng lỗi có thể được tìm thấy sau này. Thực hiện các bài kiểm tra cụ thể cho một giai đoạn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của đội code khi các vấn đề được tìm thấy dễ sửa chữa hơn nhiều.
Về bản chất, nếu chúng ta đối xử với Testing như là một quá trình hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển - thay vì chỉ là một giai đoạn riêng biệt - chúng ta có thể đảm bảo các sản phẩm đáng tin cậy và mạnh mẽ hơn nhiều.
Dựa trên trải nghiệm chung được chia sẻ, sau đây là một mô hình thực hiện kiểm thử có thể được thực hiện theo các giai đoạn khác nhau:
Trọng tâm chính của giai đoạn này là thu thập các yêu cầu về phần mềm của người dùng. Vì vậy, nhiệm vụ kiểm thử ở đây là để kiểm tra và xác nhận (đọc xác nhận) các yêu cầu cơ bản cho việc tạo ra một sản phẩm trước khi thực sự bắt đầu quá trình phát triển.
Điều này đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra theo những gì đã lên kế hoạch ban đầu – chứ không phải đã được tạo ra trong khi đang phát triển với các yêu cầu không rõ ràng và mơ hồ. Đầu ra của giai đoạn này là một tài liệu Yêu cầu đặc tả phần mềm đóng vai trò là tài liệu hướng dẫn cho cả quá trình phát triển của sản phẩm.
Giai đoạn thiết kế sử dụng tài liệu Yêu cầu đặc tả kỹ thuật để chuẩn bị cho việc phân tích và thiết kế hệ thống.
Nếu một kế hoạch và chiến lược kiểm thử toàn diện được tạo trong giai đoạn này, nó sẽ giúp quá trình phía sau dễ dàng hơn với việc quan tâm đến những rủi ro, những vấn đề đặc biệt cần để ý của phần mềm.
Kiểm thử thiết kế của sản phẩm cũng sẽ giúp đưa ra những trường hợp kiểm thử chính xác hơn.
Như tên cho thấy, giai đoạn phát triển liên quan đến việc code thực tế cho các mô-đun khác nhau. Vì rất nhiều dòng code được tạo ra trong giai đoạn này để xây dựng các tính năng khác nhau, nên có thể kiểm tra các tính năng đang được phát triển.
Đây cũng là thời điểm tốt để tạo ra các script kiểm thử hồi quy để hỗ trợ cho việc kiểm tra phần mềm chạy chính xác ngay cả khi sau này nó được sửa đổi hoặc phát triển thêm.
Giai đoạn triển khai thường có hai giai đoạn phụ - Kiểm thử Beta và Triển khai cuối cùng. Đây là lúc bạn có thể triển khai các thử nghiệm liên quan đến phân tích mức sử dụng sản phẩm, giám sát người dùng thực.
Dựa trên kết quả của các kiểm thử này và các vấn đề khác được báo cáo, nhóm phát triển sẽ thực hiện các thay đổi cuối cùng trước khi triển khai sản phẩm cuối cùng.
Như đã thấy ở trên, nếu Kiểm thử được thực hiện trên tất cả các giai đoạn của vòng đời phát triển phần mềm thì kết quả cuối cùng sẽ là một sản phẩm ổn định, đáng tin cậy và hỗ trợ các tính năng và chức năng sẽ thu hút sự chú ý của người dùng cuối.
Không có gì ngạc nhiên khi càng có nhiều sản phẩm được yêu thích và đánh giá cao thì công ty càng được đánh giá cao, và phát triển càng xa.
Nguyễn Thị Trang - Trưởng Phòng Testing Công ty Công nghệ An Vui.
Đăng bình luận