Tác giả sp Admin
Ngày đăng 10/ 11/ 2022
Bình luận 0 Bình luận
Học lập trình bắt đầu từ đâu? Học lập trình để làm gì? Những khó khăn thường gặp khi bắt đầu học lập trình? Đó là những câu hỏi mà NIIT-ICT nhận được liên tục trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, NIIT-ICT sẽ giúp bạn có được đáp án thật chi tiết.
Học lập trình bắt đầu từ đâu?
Mục đích chính của việc học bất cứ ngành nghề nào là để tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương và đãi ngộ xứng đáng, học lập trình cũng không ngoại lệ. Hiện nay, lập trình là một trong những ngành “hot” nhất. Các công ty trong và ngoài nước luôn “trải thảm” chào đón lập trình viên giỏi.
Hiện nay, cơ hội có việc làm tốt dành cho những bạn học lập trình Web là rất cao. Dù ở trình độ nào thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm việc liên quan. Một số công việc mà sau khi học lập trình Web bạn có thể lựa chọn gồm: Lập trình viên Full-Stack, chuyên viên phân tích kinh doanh, Web Developer,…
Lập trình Web
Lập trình viên Full-Stack: Bạn có thể làm mọi việc liên quan đến Web, bao gồm thiết kế giao diện và các công việc liên quan đến server, databases, client work,... Đó là những công việc giúp cho hệ thống hoạt động một cách tốt nhất mà lập trình viên Full-Stack sẽ làm.
Web Developer: Trở thành một chuyên gia về lập trình Web cũng là một lựa chọn dành cho bạn. Công việc chính của lập trình Web là sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo nên một Website hoàn chỉnh hay một ứng dụng Web phù hợp với nhiều nền tảng.
Chuyên viên phân tích kinh doanh: Đây là những người sẽ kết nối nhà sản xuất với người dùng. Thực tế, lập trình viên khó có thể hiểu hết về mong muốn của khách hàng, ngược lại, khách hàng cũng không thể hiểu được ý nghĩa của những đoạn code. Khi đó, chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ đưa ra các giải pháp khả thi và viết code theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất.
Lập trình viên di động (Mobile Developer) sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình (Java, Kotlin, Swift,…) để phát triển ứng dụng trên nền tảng, sáng tạo và phát triển phần mềm nhằm tăng tiện ích cho thiết bị di động.
Lập trình viên di động
Một số ứng dụng di động phổ biến hiện nay như chat, game, từ điển Anh – Việt, truy cập mạng xã hội từ điện thoại di động, tổng hợp thông tin, điều khiển di động bằng giọng nói,…
Lập trình viên di động cần nắm rõ cấu trúc dữ liệu, kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Công việc cụ thể của lập trình viên di động là lên kế hoạch phát triển tính năng mới cho ứng dụng; Phân tích, thiết kế, lập trình các ứng dụng phù hợp với xu thế; kiểm tra, khắc phục sự cố để tối đa hóa trải nghiệm người dùng…
Hiện nay, Big Data được ứng dụng rộng rãi bao gồm: Y tế, ngân hàng, thương mại điện tử, bán lẻ, Digital Marketing. Big Data chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các ông lớn công nghệ như Google, Facebook, Apple, Intel, Amazon,… muốn thống lĩnh.
Chuyên gia Big Data
Các chuyên gia Big Data không bị hạn chế làm việc cho một phân khúc mà có thể thoải mái lựa chọn làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào: Công nghệ thông tin, tài chính, truyền thông, bán lẻ, sản xuất, hậu cần, ô tô.
Với số lượng dữ liệu ngày càng tăng, nhu cầu về các chuyên gia Big Data như Data Scientist, Data Analysts, Data Engineer, Data Architect cũng tăng lên không ngừng. Mức lương và chế độ đãi ngộ của chuyên gia Big Data được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung.
Kiểm thử phần mềm (Software testing) là kiểm tra hệ thống hay chương trình xem nó có thỏa mãn yêu cầu đặt ra ban đầu của khách hàng hay không. Kiểm thử phần mềm có quy trình chuẩn hóa nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng, hiện tại, STLC là quy trình được áp dụng phổ biến.
Chuyên viên kiểm thử phần mềm
Kiểm thử phần mềm là nghề đang “khát” nhân lực, bởi vì, đa số bạn học Công nghệ thông tin xong thường hướng về lập trình. Nguồn nhân lực kiểm thử phần hạn chế khiến các nhà tuyển dụng cũng lao đao. Hiện tại, tỷ lệ giữa kiểm thử phần mềm và lập trình viên là 1:5 (theo chuẩn quốc tế là 1:3).
Để máy chủ và hệ thống mạng, máy tính của doanh nghiệp hoạt động trơn tru sẽ cần đến những chuyên viên quản trị hệ thống. Đây là những người có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm để có thể chịu trách nhiệm với toàn bộ hệ thống thông tin nội bộ.
Chuyên viên quản trị hệ thống thông tin
Chuyên viên quản trị hệ hệ thống thông tin còn là những người có kỹ năng về phân tích, xử lý, nghiên cứu tình huống, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả. Doanh nghiệp có quy mô khác nhau thì công việc của chuyên viên quản trị hệ thống cũng có sự khác nhau ít nhiều.
Thông thường, công việc chính của chuyên viên quản trị hệ thống gồm: Cài đặt và cấu hình phần mềm, phần cứng; Thiết lập tài khoản và máy trạm; Quản lý máy chủ mạng và các công cụ công nghệ; Khắc phục sự cố ngừng hoạt động và sự cố gián đoạn; Đảm bảo an ninh mạng bằng việc kiểm soát truy cập, sao lưu, tường lửa….
Hiện nay có khoảng 700 ngôn ngữ lập trình, vì vậy, nếu muốn học lập trình bạn nên chọn theo tiêu chí phù hợp với xu thế, triển vọng nghề nghiệp hay cơ hội phát triển. Bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình phổ biến trong lĩnh vực phát triển thiết bị di động, Web, trò chơi như: Python, Java, JavaScript, C/C++ hay PHP.
C là ngôn ngữ lập trình đơn giản và linh hoạt nên rất phù hợp với những bạn mới học lập trình. Ngôn ngữ lập trình này có cấu trúc độc lập, thường được dùng để viết hệ điều hành như Windows, các ứng dụng hay các chương trình phức tạp khác như Git, Oracle Database, Python Interpreter,…
Ngôn ngữ lập trình C
Không ít lập trình viên coi C là “ngôn ngữ mẹ”, là cơ sở cho các ngôn ngữ khác. Nếu học C giỏi thì bạn có thể dễ dàng chinh phục những ngôn ngữ lập trình khác như C#, C++ hay Java.
Ngôn ngữ lập trình này có nhiều ưu điểm nổi bật như: Cung cấp thư viện chuẩn với hàng trăm hàm chức năng và công cụ toán học hỗ trợ; Sở hữu khả năng tự mở rộng, có thể tự thêm các hàm vào thư viện; Hiệu suất thực thi chương trình trong C vô cùng nhanh chóng;
C++ cũng là một ngôn ngữ lập trình phổ biến, phù hợp với những bạn bắt đầu học lập trình. Nếu làm chủ được ngôn ngữ nền tảng này, bạn có thể dễ dàng học những ngôn ngữ lập trình khác. Học lập trình với ngôn ngữ C++ sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội để làm việc cho các công ty/tập đoàn lớn.
Ngôn ngữ lập trình C++
C++ là ngôn ngữ lâu đời, tốc độ nhanh, dữ liệu rõ ràng nên phù hợp với những bạn mới học lập trình. Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng với đầy đủ tính chất: tính đa hình, tính đóng gói, tính kế thừa và tính trừu tượng.
C++ là một ngôn ngữ level dễ dàng giao tiếp với phần cứng hay một Embedded System. Ngôn ngữ này tiêu tốn ít tài nguyên phần cứng và giúp cho chương trình chạy nhanh hơn. Vì mang lại hiệu suất cao nên C++ thường được ứng dụng để phát triển game.
Nếu bắt đầu học lập trình, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình Python. Đây là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến với ưu điểm là mạnh, dễ đọc, dễ học và dễ nhớ. Ngôn ngữ lập trình Python có cấu trúc rõ ràng, hình thức sáng sủa nên phù hợp với những bạn mới học lập trình.
Ngôn ngữ lập trình Python
Cấu trúc của ngôn ngữ lập trình này còn cho phép người dùng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu. Lúc đầu, Python được phát triển để chạy trên nền Unix. Theo thời gian, ngôn ngữ lập trình này dần được mở rộng sang các hệ điều hành: MS-DOS, Mac OS, Linux, Windows, OS/2 và các hệ điều hành khác thuộc họ Unix.
Python cho phép lập trình viên xây dựng số lượng lớn code dễ đọc, đa chức năng trong một khoảng thời gian ngắn. Thêm nữa, Python là ngôn ngữ lập trình rất linh hoạt, hỗ trợ hướng đối tượng và có những hướng dẫn nhấn mạnh về cú pháp rất dễ hiểu nên sẽ là lựa chọn đúng đắn với những bạn mới học lập trình.
Java được phát hành từ năm 1995, là ngôn ngữ lập trình đa mục đích và được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Java 1.0 được phát triển dựa trên nguyên tắc: “Viết một lần, chạy bất cứ đâu”.
Ngôn ngữ lập trình Java
Java là ngôn ngữ lập trình dựa trên lớp, hướng đối tượng và bạn có thể tìm thấy nó ở trên tất cả các nền tảng, hệ điều hành và các thiết bị. Nó còn được sử dụng như là một ngôn ngữ server-side cho sự phát triển Back-end cấp doanh nghiệp.
Đối với những bạn mới học lập trình, ngôn ngữ Java có thể khá phức tạp nhưng thực sự hữu ích. Nó có một thiết lập cơ bản về khái niệm cốt lõi, giúp bạn dễ dàng hơn khi áp dụng vào các ngôn ngữ hay công nghệ khác.
JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản phía khách hàng, thường được dùng cho phát triển Front-end. Ngôn ngữ lập trình này giúp tạo ra các website ấn tượng và các trò chơi trên Web.
Ngôn ngữ lập trình JavaScript
Ưu điểm nổi bật của JavaScript là dễ học, dễ phát hiện lỗi, sửa lỗi nhanh chóng, có thể hoạt động trên nhiều nền tảng và trình duyệt web khác nhau. Ngôn ngữ lập trình này được các chuyên gia đánh giá là nhẹ và nhanh hơn rất nhiều so với một số ngôn ngữ lập trình khác.
Bạn còn có thể tận dụng JavaScript để kiểm tra những input thay vì kiểm tra thủ công thông qua hoạt động truy xuất database. Bên cạnh đó, giao diện của ứng dụng này được nhận xét là đa dạng với các thành phần như Slider, Drag and Drop, mang đến cho người dùng một Rich Interface.
Ngôn ngữ lập trình PHP là ngôn ngữ lập trình kịch bản hay mã lệnh, thường được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở với mục đích tổng quát. PHP phù hợp với Web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.
Ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình này được tối ưu hóa cho các ứng dụng Web, nhỏ gọn, tốc độ nhanh và cú pháp giống C, Java. Ngoài ra, thời gian xây dựng sản phẩm bằng ngôn ngữ lập trình PHP cũng ngắn hơn so với một số ngôn ngữ lập trình khác.
“Vạn sự khởi đầu nan” – câu nói đó chưa bao giờ sai với bất cứ ai bắt đầu học hay làm một việc gì đó và lập trình cũng vậy. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp khi bắt đầu học lập trình mà bạn nên biết:
Lượng kiến thức quá tải: Để có thể tạo nên một trang web hoàn chỉnh, bạn cần thành tạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như C++, PHP, Java, JavaScript,… Ngoài ra, bạn cần hiểu về rất nhiều khái niệm phức tạp khác, điều đó khiến bạn cảm thấy chán nản, không muốn tiếp tục.
Lượng kiến thức quá tải là một trong những khó khăn khi bắt đầu học lập trình
Kiến thức khó hiểu, khô khan: Kiến thức về lập trình rất khó hiểu, nhất là kiến thức về thuật toán và các lỗi. Với những bạn mới bắt đầu học lập trình thì nó lại càng khó hiểu và khô khan, đó là lý do khiến một số bạn mất niềm tin vào khả năng của mình, thậm chí muốn “từ bỏ”.
Càng học càng thấy như “chưa học”: Khi học những kiến thức được gắn mác cơ bản, không ít bạn cảm thấy mông lung, khó hiểu. Bạn nên biết rằng, nếu là kiến thức cơ bản tức là bạn cần phải học nó chứ không có nghĩa là bạn có thể học nó một cách dễ dàng.
Không quen “mặt” code: Ngoài những khó khăn kể trên, khi bắt đầu học lập trình bạn có thể gặp khó khăn do không quen “mặt” code. Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có cú pháp khác nhau (cái ngắn, cái dài, cái có dấu chấm phẩy cái lại không,…). Đó sẽ là khó khăn với những bạn mới làm quen với lập trình.
Không quen “mặt” bug: Thời gian đầu làm quen với lập trình, không ít bạn sẽ gặp một số lỗi khó hiểu. Mặc dù trình biên dịch hiển thị lỗi rất chi tiết nhưng đọc mãi vẫn không hiểu. Thế nhưng, bạn có thể yên tâm rằng, chỉ cần một thời gian là bạn sẽ “quen mặt” và việc fix lỗi sẽ đơn giản hơn.
Không biết nên chọn cách nào: Khi bắt đầu học lập trình, bạn sẽ gặp khó khăn khi phải chọn cách phù hợp nhất giữa một “rừng” cách giải. Điều đó chắc chắn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian, công sức và chất xám của bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ quen dần và có thể đưa ra cách giải nhanh chóng, phù hợp.
Lập trình đòi hỏi bạn phải học từ những điều căn bản, nó khác hoàn toàn với việc vẽ tranh khi bạn có khả năng thiên phú. Khi bắt đầu học lập trình, bạn nên dành thời gian để học thêm thông qua một số trang web.
Đây là website sẽ chỉ cho bạn mọi thứ cơ bản về lập trình. Website này có các khóa học cụ thể và cung cấp nhiều tài liệu để bạn lựa chọn. Bạn có thể chọn học lập trình Java, Python, HTML cho đến học cách để viết website.
EDX là một nền tảng thực tế, có sẵn và hoàn toàn miễn phí. EDX có đến 90 đối tác trên toàn thế giới, trong đó có các trường đại học hàng đầu và tổ chức phi lợi nhuận. Tại EDX, bạn có thể chọn khóa học từ hơn 60 trường đại học uy tín.
Đây cũng là một trong những website tự học lập trình nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể tìm các khóa học lập trình trong thư viện hoặc trong mục Khoa học máy tính của MIT.
Tại đây, bạn có thể thoải mái lựa chọn chương trình, chẳng hạn: Nhập môn Khoa học máy tính, C++ Primer,… So với một số website miễn phí khác, ocw.mit.edu có chút khác biệt đó là bạn cần tải về các tài liệu thô thay vì video hay bài giảng.
Khan Academy là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm và lựa chọn những video dạy lập trình chất lượng. Bạn chỉ cần tạo tài khoản và tận hưởng những nội dung chất lượng, hoàn toàn miễn phí tại đây.
Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn có thể thoải mái lựa chọn video mà bạn ưng ý trong hàng loạt video bài giảng về các chủ đề khác nhau. Điều đặc biệt là những bài giảng tại Khan Academy không có quảng cáo.
Free Code Camp là một website dành cho những bạn bắt đầu học lập trình. Sau khoảng một năm học lập trình tại Free Code Camp, bạn có thể tham gia phát triển các dự án nguồn mở cho các tổ chức phi lợi nhuận.
Ưu điểm của Free Code Camp miễn phí, có lộ trình rõ ràng. Bên cạnh đó, tại Free Code Camp, bạn có thể học được nhiều ngôn ngữ code, tự trau dồi kiến thức để trở thành một lập trình viên Full-Stack.
Codelearn.io là nền tảng trực tuyến hoàn toàn miễn phí, lộ trình bài bản, phù hợp với những bạn mới học lập trình. Tại đây, bạn có thể học hỏi, thực hành và đánh giá các kỹ năng lập trình. Codelearn.io được phát triển bởi đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp của FPT Software.
Hiện tại, Codelearn.io cung cấp hơn 20 khóa học với nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn: Python, Java, C++, C,… Codelearn cung cấp hơn 1.000 bài tập từ cơ bản đến nâng cao cùng rất nhiều cuộc thi lập trình lớn nhỏ. Thư viện bài học và thực hành của Codelearn thường xuyên được cập nhật, bổ sung.
Kết luận: Như vậy, bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi “Học lập trình bắt đầu từ đâu?”. Khi bắt đầu học lập trình, cũng như những ngành nghề khác, bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, nếu có đủ quyết tâm và đam mê, chắc chắn thành công sẽ “mỉm cười” với bạn.
Đăng bình luận